Top những thực phẩm bà bầu nên và không nên ăn trong 3 tháng đầu
Như chúng ta đã biết, các chất dinh dưỡng từ những loại thực phẩm như : Trái cây, rau củ quả, thịt cá, trứng sữa,… là yếu tố cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của cả mẹ và bé trong giai đoạn mang thai.
Có nhiều mẹ bầu mang quan niệm ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ tốt cho con. Mà không biết rằng vì quan niệm sai lầm và thiếu khoa học này có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt cho cả thai nhi và cơ thể người mẹ.
Để mọi người hiểu rõ hơn trong bài viết này Khỏe Plus sẻ chia sẻ cho các mẹ những loại trái cây cũng như các loại thực phẩm mà bà bầu nên ăn và hạn chế ăn. Nào, cùng điểm qua lưu ý về những loại thực phẩm nên và không nên dùng dành cho bà bầu trong bài viết dưới đây nhé.
Sau khi đọc xong bài viết này, chắc chắn sẽ giúp cho các bà bầu an tâm hơn về chế độ dinh dưỡng. Có thể ăn uống hợp lý để đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và cả mẹ.
Bà bầu nên ăn những loại trái cây nào
Vì trong trái cây có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất rất tốt cho thai nhi, vì thế nó không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày dành cho bà bầu.
Bà bầu ăn mận được không
Có hai loại mận bắc và mận miền nam, cả hai loại đều phù hợp với sức khoẻ của bà bầu. Mận bắc có tác dụng hỗ trợ hấp thu lượng sắt, kích thích quá trình tiêu hoá. Giảm đi triệu chứng thai nghén khó chịu ở bà bầu. Tính mọng nước của mận miền nam sẽ phần nào bù được lượng nước mất đi trong quá trình mang thai. Tăng cường những dưỡng chất tốt cho tóc và da dành cho mẹ bầu.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng lưu ý không nên quả những quả còn xanh cũng như phải rửa sạch thật kỹ. Cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây nóng cho cơ thể.
Bà bầu ăn Mít được không
Trong những múi mít chín chứa hàm lượng chất xơ, các loại vitamin A-B-C và calo cao. Vì thế bà bầu có thể an tâm bổ sung loại trái cây này trong khẩu phần ăn của mình. Vì mít có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoá nên bà bầu cũng chỉ nên ăn với lượng vừa phải, tránh ăn vào ban đêm.
Bà bầu ăn chôm chôm được không
Vị ngọt thơm của chôm chôm chín sẽ giúp cho bà bầu giảm đi triệu chứng thai nghén như buồn nôn hay chóng mặt. Hơn nữa, chôm chôm còn hỗ trợ tiêu hoá, cung cấp chất sắt, giàu hàm lượng vitamin E và giảm đi tình trạng sưng phù tay chân trong quá trình mang thai.
Mẹ bầu cũng nên tránh ăn những trái chôm chôm quá chín hay quá xanh. Vì quả này khi chín quá sẽ có độ cồn tương đối và lượng đường khá cao.
Bà bầu ăn chuối được không
Chuối chín là một trong những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất. Không chỉ tốt đối với người bình thường mà đối với bà bầu. Chuối chín rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Ăn chuối chín trong thời kỳ mang thai sẽ giúp cho cơ thể người mẹ giảm đi tình trạng thiếu máu, thiếu sắt, buồn nôn, thai nghén. Bổ sung hàm lượng canxi, sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Hơn nữa, sau khi sinh, ăn chuối chín sẽ giúp cho cơ thể người mẹ phục hồi nhanh hơn, đặc biệt là sinh mổ. Ăn chuối chín vào giai đoạn này còn giúp lợi sữa. Các thành phần dinh dưỡng chẳng những tốt cho mẹ còn tốt cả cho con. Bên cạnh đó, chuối chín sẽ phần nào giảm đi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi thường gặp sau khi sinh.
Bà bầu ăn dứa (thơm) được không
Vị chua ngọt của dứa (thơm) sẽ phần nào giúp cho mẹ bầu không còn mệt mỏi vì những triệu chứng thai nghén. Lượng mangan có trong dứa giúp cho cơ xương phát triển chắc khoẻ. Cùng lượng vitamin C dồi dào làm tăng hệ miễn dịch tốt cho bà bầu.
Những loại trái cây bà bầu cần tránh và hạn chế ăn trong giai đoạn thai kỳ
Bênh cạnh những loại trái cây ăn tốt cho sức khỏe bà bầu thì những loại trái cây sau đây các mẹ cũng nên biết để hạn chế ăn. Nếu không sẽ ảnh hướng đến sức khỏe cả mẹ và bé đó nhé.
Bà bầu ăn ổi được không
Trong ổi xanh có chứa rất nhiều chất xơ, khi cơ thể nạp quá nhiều ổi sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Điều này chắc chắn không tốt dành cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu bà bầu lỡ “thèm” ổi quá thì nên lựa chọn ăn với số lượng ít quả ổi đã chín và phải loại bỏ phần hạt. Hoặc thay vì ăn trực tiếp, sinh tố hay nước ép ổi cũng là một lựa chọn tương đối tốt dành cho bà bầu.
Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không
Theo nghiên cứu y học, trong đu đủ xanh có chứa hai loại enzym papain và chymopapain. Hai loại enzym này gây nên những cơn co thắt tử cung, dẫn đến tình trạng xảy thai, gây xuất huyết, các dị tật bẩm sinh,…ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi cũng như đe dọa sức khoẻ của người mẹ. Vì thế bà bầu tuyệt đối không nên ăn các món được chế biến từ đu đủ xanh hay ăn trực tiếp loại quả này.
Mặt khác, đu đủ khi chín sẽ không gây hại đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Hai loại enzym gây hại sẽ chỉ chứa lại trong hạt đu đủ. Đu đủ chín chứa lượng đường và calo cao giúp cho bà bầu giảm bớt đi tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Lượng nước có trong đu đủ chín cũng phần nào bù vào lượng nước mất đi khi người mẹ mang thai. Nhưng cũng đừng vì thế mà bà bầu ăn quá nhiều đu đủ chín nhé.
Bà bầu ăn nhãn được không
Theo đông y, quả nhãn có tính nóng, nên sẽ không tốt dành cho những người đang mang thai. Với người bình thường, nhãn có nhiều lợi ích nhưng đối với bà bầu thì sẽ có nhiều tác hại không tốt đối với sức khoẻ của cả hai.
Việc ăn nhãn trong giai đoạn mang thai, sẽ khiến cho cơ thể người mẹ tăng khí nóng trong người. Ảnh hưởng đến thai nhi, dễ xảy ra tình trạng đau bụng dưới, chảy máu âm đạo,…nếu xấu hơn có thể dẫn đến sẩy thai.
Bà bầu ăn vải được không
Mặc dù vài có chứa nhiều loại protein và các khoáng chất thiết yếu. Nhưng loại quả này thật sự không hề tốt cho sức khoẻ của bà bầu. Bởi chị em biết đó Vải có tính nhiệt, lượng đường cao. Ăn vải sẽ gây nên tình trạng nóng trong người.
Lượng đường trong cơ thể tăng cao hoặc có thể dẫn đến tiểu đường. Không những thế, loại quả này còn có những ảnh hưởng nghiêm trọng đế bà bầu như xuất huyết, nhiễm trùng, các biến chứng thai nhi,…Vì thế, bà bầu cần nên ăn ít hoặc hạn chế hẳn loại trái cây và thay thế bằng những loại trái cây tốt hơn.
Bà bầu ăn Sầu riêng được không
Hàm lượng chất xơ, acid folic, vitamin B-C và khoáng chất có trong sầu riêng rất tốt cho hệ tiêu hoá, sức khoẻ của người mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều loại trái cây này gây nên những ảnh hưởng tiêu cực như : nóng trong người, tăng cao lượng đường. Thai nhi phát triển quá lớn gây khó khăn trong việc sinh nở.
Vì thế, các mẹ bầu khi ăn sầu riêng chỉ nên ăn với lượng vừa phải hoặc chế biến thành các món tráng miệng nhẹ, không nên ăn trực tiếp quá nhiều (1-2 múi trở lên).
Các loại thực phẩm cần thiết cho bà bầu
Với một số các loại trái cây mà bà bầu nên ăn và không nên ăn phía trên thì dưới đây là những món ăn bà bầu cũng nên lưu ý trước khi ăn nhé.
Bà bầu có được ăn Ốc không
Thịt ốc cung cấp đạm, khoáng chất, đặc biệt bổ sung lượng canxi tốt cho cơ thể bà bầu. Giúp cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh và đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên ăn ốc quá nhiều. Đặc biệt không được ăn ốc vào ban đêm sẽ dễ lạnh bụng, khó tiêu.
Bà bầu ăn Cá nục được không
Ngoài thịt, cá là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là cá nục. Có thể cung cấp nhiều loại khoáng chất, vitamin và omega3 – 6 tốt cho bà bầu.
Bổ sung cá nục trong bữa ăn sẽ giúp cho trí não thai nhi phát triển tốt, khoẻ mạnh. Hơn nữa, cá nục giúp cho mẹ bầu điều chỉnh được huyết áp. Giúp ngăn ngừa các triệu chứng đau nhức cơ xương khớp khi mang thai. Mặt khác, bà bầu không nên ăn cá nục quá nhiều, đặc biệt khi vào lúc đói.
Bà đẻ có được ăn sữa chua không
Ăn sữa chua vào lúc mang thai, sẽ cung cấp những lợi khuẩn cho đường ruột. Hỗ trợ tiêu hoá đồng thời giúp da đẹp, sáng mịn. Ngoài ra, sau khi sinh, sữa chua là một loại thực phẩm rất tốt cho cả mẹ và bé. Nguồn dinh dưỡng từ sữa chua thông qua sữa mẹ giúp cho hệ tiêu hoá của bé tốt và lành mạnh hơn.
Bà bầu ăn Rau muống được không
Rau muống mang lại những lợi ích tốt cho cơ thể bà bầu như bổ sung vitamin, khoáng chất. Ngăn ngừa thiếu máu, lượng đường trong cơ thể và cải thiện tình trạng táo bón thường gặp. Tuy nhiên, tuỳ vào cơ địa của từng người mang thai. Rau muống sẽ không tốt đối với người có chứng đau nhức xương khớp. Người bệnh Gout, cao huyết áp.
Các loại thực phẩm bà bầu cần tránh trong quá trình mang thai sinh đẻ
Sinh mổ ăn khoai lang được không
Khoai lang chứa lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá, đặc biệt là ở những người đang mang thai. Ăn khoai lang giúp sáng mắt, cơ xương phát triển chắc khoẻ.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không
Nhưng nếu khoai lang đã mọc mầm, cho dù chúng chưa bị mốc thì bà bầu cần tránh ăn những loại củ này. Ăn phải những củ đã mọc mầm sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và sức khoẻ của người mẹ.
Bà bầu ăn Măng được không
Măng tươi hay măng khô đều không phải là loại thực phẩm tốt dùng trong các bữa ăn dành cho bà bầu. Măng có chứa nhiều chất xơ, dễ gây khó tiêu chướng bụng. Hơn nữa trong măng chứa lượng cyanide, khi kết hợp với enzym tiêu hoá, chúng sẽ tạo ra chất axit cyanhydric (HCN) gây ngộ độc thực phẩm.
Bà bầu ăn Mướp đắng được không
Mướp đắng (khổ qua) có thể chế biến thành nhiều món ăn với vị đăng đắng đặc trưng. Nhưng đối với bà bầu, không nên bổ sung loại thực phẩm này vào phần ăn của mình. Bởi ăn mướp đắng có thể gây ngộ độc như nôn ói, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy. Đặc biệt là dễ khiến mẹ bị sẩy thai hoặc sinh non.
Bà bầu có được ăn Thịt chó không
Trong thịt chó có chứa hàm lượng chất đạm, lipid, canxi và photpho rất cao. Tuy nhiên nó không hẳn có lợi cho sức khoẻ của bà bầu. Việc lạm dụng ăn quá nhiều thịt chó trong giai đoạn mang thai sẽ dẫn đến tình trạng sản giật và tiền sản giật. Gây ra những tác hại không mong muốn đối với bà bầu. Vì thế, bà bầu hãy tránh tối đa thịt chó. Mà thay vào đó dùng những thực phẩm khác cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì
Trong 3 tháng đầu mang thai luôn là thời kì khó khăn nhất đối với các mẹ. Chính vì vậy nếu chọn nấu được những món ăn phù hợp sẽ giúp mẹ khỏe và an toàn hơn. Hãy cùng tìm hiểu những món ăn mà các mẹ nên ăn trong giai đoạn 3 tháng đầu chu kì thai ngén nhé.
Thịt đỏ
Thịt bò và thịt lợn nạc nên băm nhuyễn hạn chế dầu mỡ.
Thịt gia cầm
Thịt gà là một trong những loại thịt gia cầm có hàm lượng canxi, phốtpho, sắt cũng như các loại vitamin A, B1, B2, D, E và acide nicotic rất cao. Chị em nên khai thác tốt để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi nhé.
Những loại rau có màu xanh đậm
Rau lá xanh thẫm là những loại rau có chứa rất nhiều axit folic. Theo đó các mẹ có thể chọn rau bina, rau diếp cá, rau cải xoăn và súp lơ xanh…
3 tháng đầu thời kỳ mang thai có được ăn trứng
Trứng là thực phẩm rất dồi dào protein, canxi, vitamin D, Omega- 3,…Dù vậy các mẹ chỉ nên ăn điều độ trứng gà từ 3-4 quả trứng mỗi tuần là đủ rồi nhé.
Thịt Cá hồi
Chỉ nên ăn với số lượng hạn chế khoảng 350 gam mỗi tuần. Nếu lạm dụng quá nhiều cá hồi, cơ thể các mẹ có thể tích tụ nhiều thuỷ ngân gây hại cho em bé.
Măng tây
Măng tây là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể mẹ và bé. Vì vậy chị em khi mang thai và trong thời kỳ 3 tháng đầu có thể ăn với lượng vừa phải. Các dưỡng chất trong măng tây giúp giảm đến 70% các nguy cơ khuyết tật cho bé sau sinh.
Trên đây là 10 thực phẩm tốt nhất cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai. Cũng như một số những món ăn, trái cây mà bà bầu nên ăn và không nên ăn. Giúp bảo vệ sức khoẻ cả mẹ và bé. Bởi giai đoạn này rất quan trọng, những thực phẩm không tốt, không có lợi đều có thể gây nên những hậu quả không mong muốn. Hãy lựa chọn thông minh những loại thực phẩm tốt, có lợi dành cho sức khoẻ mẹ bầu nhé.